Nếu thiếu hụt collagen, cơ thể sẽ ra sao?

thiếu hụt collagen

Thiếu hụt collagen là một trong những nguyên nhân chính có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sắc đẹp của người phụ nữ. Vậy làm thế nào để nhận biết cơ thể đang thiếu hụt collagen? Cách khắc phục tình trạng này như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây nhé!

Vai trò của collagen đối với làn da?

Collagen là một loại protein rất quan trọng, chiếm tới 25% tổng lượng protein của cơ thể. Bên cạnh những lợi ích về sức khỏe, collagen còn đóng vai quyết định đến sự trẻ trung và săn chắc của làn da bởi nó chiếm tới 70% trong cấu trúc da, giúp duy trì sự mịn màng, căng bóng và săn chắc cho làn da.

Trên thực tế, collagen có thể tự sản sinh mỗi ngày, tuy nhiên quá trình sản xuất collagen tự nhiên bắt đầu suy giảm sau tuổi 25. Đồng thời, lượng collagen trong cơ thể cũng bị thiếu hụt nhiều do tác động từ các yếu tố bên ngoài. Do đó, chúng ta cần nhận biết các dấu hiệu thiếu hụt collagen trong cơ thể và bổ sung kịp thời.

dấu hiệu thiếu hụt collagen bạn nên biết
(Collagen có quan trọng không?)

Thiếu hụt collagen da bạn sẽ như thế nào?

Collagen có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của làn da. Khi hàm lượng collagen trong cơ thể bị thiếu hụt, da của bạn sẽ gặp 4 tình trạng sau:

Khô sạm da

Thiếu  hụt collagen kèm theo tác động từ môi trường bên ngoài như ô nhiễm, bụi bẩn, ánh  sáng mặt trời, thiếu nước… sẽ khiến da bạn trở nên khô sạm. Trong đó, nguyên nhân chính là do thiếu hụt hàm lượng collagen cần thiết.

Collagen được xem như một mạng lưới chịu trách nhiệm giữ  nước ở bên trong lớp biểu bì và duy trì độ ẩm cho bề mặt da. Do đó, khi cơ thể thiếu hụt collagen sẽ khiến làn da trở nên thiếu sức sống và khô sạm.

da khô là dấu hiệu thiếu collagen
(Da khô sần là dấu hiệu dễ nhận biết)

Da bị kém sắc và xỉn màu

Bỗng một buổi sáng thức dậy, khi soi gương, bạn thấy da mình xuống sắc và bị xỉn màu thì hãy chăm sóc da ngay nhé.Thiếu hụt collagen, tổn thương (đứt gãy) có thể phá vỡ cấu trúc của da, điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình cung cấp dưỡng chất lên bề mặt da. Vì vậy, biểu hiện dễ nhận thấy của cơ thể qua sắc da chính là da bị xỉn màu.

Da xuất hiện nhiều nếp nhăn

Một điều chắc chắn rằng, nếp nhăn sẽ “lên ngôi” khi da thiếu hụt collagen. Bạn có thể dễ dàng nhận thấy nếp nhăn quanh đôi mắt và khoé miệng do da không còn độ đàn hồi và căng bóng như trước.

da nhiều nếp nhăn là dấu hiệu thiếu hụt collagen
(Thiếu collagen dẫn đến da nhăn nheo, chảy xệ)

Xuất hiện chùng nhão và chảy xệ trên da

Collagen được ví như chất “keo” liên kết các mô, tế bào với nhau. Chính vì thế, khi hàm lượng Collagen trong cơ thể bị thiếu hụt thì các liên kết này sẽ bị phá vỡ, trở nên lỏng lẻo. Da sẽ có dấu hiệu bị chảy xệ, chùng nhão thường thấy ở các đường viền hàm dưới, hai bên má và hai đuôi mắt.

Khi thiếu hụt Collagen, cơ thể sẽ có dấu hiệu như thế nào? 

Bên cạnh làn da, các cơ quan khác cũng sẽ gửi “thông báo khẩn cấp” cho bạn khi hàm lượng collagen trong cơ thể bị thiếu hụt, cụ thể như sau:

Đau cơ, khớp

Một loại collagen do cơ thể sản xuất được tìm thấy trong các khớp và đĩa đệm giúp đệm và bảo vệ cả hai bằng cách sản xuất sụn. Khi lượng collagen này trong cơ thể bị suy giảm đáng kể có thể gây ra tình trạng viêm khớp, cứng khớp và đau nhức.

Nếu là người năng động và tập thể dục thường xuyên, bạn sẽ quen với những cơn đau đi kèm  trong quá trình phục hồi cơ. Collagen có tác dụng phục hồi và duy trì sự dẻo dai của cơ bắp.Do đó, khi hàm lượng collagen bị thiếu hụt sẽ kéo dài quá trình phục hồi cơ bắp và làm tăng nguy cơ mất cơ.

đau nhức xương khớp là dấu hiệu thiếu hụt collagen
(Thường xuyên đau nhức xương khớp

Các vấn đề về dạ dày, ruột

Hội chứng ruột bị rò rỉ có liên quan đến sự thiếu hụt collagen bởi collagen đóng một vai trò quan trọng trong việc sửa chữa thành ruột . Hệ thống đường ruột có các liên kết chặt chẽ giúp cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng.

Tuy nhiên, ruột bị rò rỉ có nghĩa là các phần tử khác có thể lọt qua lỗ này, dẫn đến nhiễm trùng và viêm. Vì vậy, có đủ collagen trong cơ thể là điều cần thiết để xây dựng lại các kết nối bị tổn thương này.

Huyết áp thất thường

Thành mạch máu được tạo thành từ collagen và khi chúng ta già đi, quá trình sản xuất collagen tự nhiên suy giảm khiến cơ thể khó điều chỉnh lại dòng chảy của máu hơn. Bởi vậy, bạn có thể gặp các vấn đề liên quan đến huyết áp bất thường như đau ngực, mệt mỏi, đau đầu mãn tính và chóng mặt.

Phục hồi chấn thương chậm

Khi bị chấn thương, cơ thể sẽ sản xuất collagen tại vùng ảnh hưởng để sửa chữa các mô bị tổn thương. Nếu nhận thấy cơ thể mất nhiều thời gian để chữa lành hơn bình thường, bạn có thể bị thiếu hụt collagen.

phục hồi chấn thương chậm là dấu hiệu thiếu hụt collagen
(Phục hồi chấn thương chậm)

=>> Xem thêm: Rối loạn nội tiết tố nữ là gì? 7 dấu hiệu mà cần bạn biết

Tóc mỏng, xẹp

Collagen có trong các nang tóc, có nhiệm vụ cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho một mái tóc khỏe mạnh. Giống như việc chữa lành vết thương, thiếu hụt collagen sẽ làm cho quá trình phân phối này diễn ra chậm hơn, làm cho tóc mỏng và xỉn màu hơn.

Ngoài ra, hàm lượng collagen bị suy giảm sẽ khiến cơ thể không thể chống lại các gốc tự do tốt như trước. Điều này có thể khiến cho kết cấu tóc bị phá huỷ, dẫn đến tóc mỏng và giảm độ bóng.

Dễ dàng bổ sung collagen bằng một số loại sản phẩm sau đây:

???? Bột Collagen NeoCell Super Collagen Peptides
???? Nước Uống Collagen Yến Tuyết Rosebeauty Collagen Bird’s Nest Beverage
???? Viên Uống Shiseido The Collagen

Nếu bạn chưa hình dung ra được việc thiếu hụt Collagen? Hãy cùng xem qua Video sau

Kết luận

Thiếu hụt collagen quả thực đã mang đến cho chúng ta khá nhiều rắc rối, đặc biệt đối với nữ giới. Tuy nhiên, cũng đừng lo lắng quá bởi bạn có thể chủ động bổ sung collagen cho cơ thể bằng nhiều cách khác nhau thông qua thực phẩm (ăn nhiều trái cây có màu đỏ, ăn nhiều rau có màu xanh hay bổ sung nhiều thực phẩm giàu vitamin C),

Thông qua thói quen sinh hoạt (ngủ đủ giấc, uống nhiều nước, tăng cường vận động) hay chăm sóc da thường xuyên (tẩy da chết, dưỡng ẩm, massage cho da mặt, sử dụng kem chống nắng…) hoặc bạn cũng có  thể sử dụng các sản phẩm thực phẩm chức năng bổ sung collagen. Hãy lắng nghe, chăm sóc cơ thể nhiều hơn để có một cơ thể khỏe mạnh nhé!

48

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

google map Chat Messenger Chat Zalo