Sốt xuất huyết được coi là một trong những căn bệnh được nhiều quốc gia trên thế giới lưu ý nhất, bởi sự nguy hiểm và tốc độ lây lan nhanh chóng của nó. Chỉ riêng trong 6 tháng đầu năm 2022, số ca mắc tại Việt Nam đã lên tới hơn 52 nghìn ca. Khi mùa nóng bắt đầu cũng là lúc mầm bệnh phát triển. Vì thế cần lưu ý những triệu chứng sốt xuất huyết để sớm có biện pháp điều trị kịp thời.
Nguồn gốc bệnh sốt xuất huyết
Virus Dengue được coi là nguyên nhân chính dẫn đến loại bệnh nguy hiểm này. Con đường xâm nhập vào cơ thể người của virus thông qua đường máu. Các nhà khoa học tìm ra trong muỗi Aedes có mang chứa virus Dengue. Virus sẽ ủ bệnh trong cơ thể muỗi từ 8 – 11 ngày. Vì thế, khi bị loài muỗi này chích thì sẽ có khả năng mắc bệnh sốt xuất huyết.
Những biểu hiện sốt xuất huyết khi được nhận ra từ sớm thì độ nguy hiểm của bệnh được giảm thiểu, sức khỏe con người được bảo vệ.
Một vài dấu hiệu bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em
Sốt nhẹ
Trong khoảng từ 4 – 7 ngày virus ủ bệnh, triệu chứng sốt sẽ kéo dài và kèm theo một vài biểu hiện khác như sau. Đây được coi là thời điểm không quá nguy hiểm, hoàn toàn có thể chữa trị.
- Sốt cao, nhiệt độ có thể lên tới 40,5 độ C.
- Đau đầu nghiêm trọng
- Nhức mỏi người, đau khớp
- Buồn nôn, ói mửa
- Phát ban, mẩn ngứa
Ngay từ khi có những triệu chứng sốt xuất huyết này, người bệnh cũng cần lưu ý. Những lưu ý khi uống thuốc hay cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể sẽ giúp bệnh nhanh khỏi. Khi có dấu hiệu nguy hiểm hơn hãy đến ngay cơ quan y tế gần nhất để nhận được sự giúp đỡ kịp thời.
Sốt nặng
Cùng với các biểu hiện khi sốt nhẹ một số những triệu chứng như các tổn thương ở mạch máu và mạch bạch huyết, chảy máu cam, chảy máu ở nướu hoặc dưới da, gây ra vết bầm tím, đau bụng cấp tính, …. Đây là triệu chứng sốt xuất huyết đã trở nặng, nguy hiểm hơn. Nếu không có sự cứu chữa kịp thời thì hoàn toàn có thể xảy ra tử vong.
Virus Dengue có tới 4 biến thể khác nhau khi xâm nhập vào cơ thể người lại gây mức độ mắc bệnh nặng nhẹ khác nhau. Dù nặng hay nhẹ, căn bệnh này vẫn rất nguy hiểm với mọi đối tượng.
Cách phòng bị sốt xuất huyết ở trẻ em
Trẻ em được coi là đối tượng nhạy cảm và đặc biệt nguy hiểm nhất khi mắc sốt xuất huyết. Vì thế những biện pháp phòng chống cho trẻ là điều không thể thiếu:
Cho trẻ mặc áo dài tay ngủ trong màn cả ban đêm và ban ngày, bảo vệ làn da trẻ khi tiếp xúc với không gian bên ngoài.
- Không để trẻ vui chơi ở những nơi ẩm thấp, tối tăm – nơi sản sinh ra mầm bệnh.
- Sử dụng các loại thuốc bôi, xịt chống muỗi cho trẻ khi ra ngoài. Và khi bị muỗi đốt cần xử lý cẩn thận.
- Thường xuyên quét dọn không gian sinh hoạt, giữ sạch sẽ, không để ao tù nước đọng.
- Sử dụng hóa chất diệt muỗi, vi khuẩn đều đặn hàng năm, tránh các mầm bệnh sinh sôi.
- Khi bé sốt, không được sử dụng Aspirin để hạ sốt.
Trên đây là các biện pháp phòng bệnh sốt xuất huyết cho trẻ em. Tuy vậy đây cũng là lưu ý chung đối với cả người lớn, bởi lẽ đây là loại bệnh không chỉ nguy hiểm đối với trẻ em mà với tất cả mọi người.
Các sản phẩm đuổi muỗi an toàn dành cho bé yêu, mời các mẹ cùng tham khảo:
Làm gì khi bị sốt xuất huyết nặng?
Mỗi người lại có sức đề kháng khác nhau nên nguy cơ trở nặng có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Khi đã nhiễm bệnh nặng, cần bình tĩnh xử lý và chữa trị:
- Đến cơ sở y tế gần nhất, liên hệ với bác sĩ để có liệu trình và phương pháp chữa trị sớm nhất.
- Bổ sung các thực phẩm và dưỡng chất cần thiết như vitamin C từ cam, táo, ổi để tăng sức đề kháng.
- Đi lại và vận động nhẹ nhàng.
- Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
- Chú ý bổ sung nước uống, cung cấp đủ nước cho cơ thể.
Khi bị muỗi đốt, hãy xử lý ngay các vết sưng, viêm ngay lập tức bằng những sản phẩm trị muỗi đốt:
Nguy cơ truyền nhiễm, phát tán của các loại bệnh cũng được đẩy cao hơn trong mùa hè. Sốt xuất huyết được coi là một trong những loại bệnh như thế. Những triệu chứng sốt xuất huyết hay những biện pháp phòng tránh đều cần chúng ta lưu ý và chuẩn bị từ sớm để khi mắc bệnh có thể bình tĩnh xử lý.