Đau vòm họng trên và những điều cần biết

đau vòm họng trên

Tai – mũi – họng được ví như ba cửa ngõ quan trọng có mối liên kết chặt chẽ trong cơ thể người. Nó biểu hiện tình trạng của các chức năng: tiêu hóa, hô hấp và thần kinh. Chỉ một bộ phận yếu đi cũng sẽ ảnh hưởng tới chức năng của bộ phận khác. Trong đó tình trạng đau vòm họng trên xảy ra khá phổ biến và thường xuyên lặp lại. Các thông tin dưới đây sẽ rất hữu ích cho các bạn trong việc chăm sóc sức khỏe của mình.

Nhận biết đau vòm họng trên và các biểu hiện thường thấy

Vòm họng là khu vực trong miệng, phía trên cổ, bao gồm vòm họng trên, cổ họng và thanh quản. Vòm họng trên chính là phần nằm ngay trên cổ họng, cuối khoang mũi. Điều này lý giải tại sao nhiều người đau họng thường kèm theo ngạt mũi, xịt mũi.

Chính bởi khu vực họng đại diện cho chức năng tiêu hóa nên mỗi ngày bộ phận này tiếp nhận thức ăn, nước uống, các chất kích thích… Đồng thời nó cũng là ngã ba tiếp nhận luồng không khí hô hấp từ mũi đưa xuống và các tác động âm thanh, vật lý thông qua tai. Vậy nên bệnh này xảy ra thường xuyên tới mức nhiều người chủ quan với nó.

Rõ ràng đau vòm họng trên luôn gây cảm giác khó chịu, đau đớn, thậm chí là phát sinh biến chứng, lan sang các bộ phận khác mà nếu không sớm điều trị tận gốc sẽ dẫn đến hậu quả đáng tiếc.

Các biểu hiện phổ biến:

  • Cảm giác đau, rát, nóng khi bình thường hoặc khi ăn, nuốt
  • Cảm giác ngứa ngáy, râm ran ở khu vực vòm họng trên
  • Há miệng quan sát thấy xuất hiện vết loét, mụn nhỏ, đốm trắng
  • Nổi ban đỏ, sưng hồng hoặc phồng rộp ở khu vực họng
  • Vòm họng trên khô rát

Ngoài các biểu hiện cơ bản trên, bệnh này thường kèm theo một số biểu hiện liên quan khác phụ thuộc vào nguyên nhân dẫn tới đau họng, trong đó có ung thư vòm họng…

Triệu chứng kèm theo thường thấy:

  • Khản giọng, mất tiếng, hụt hơi
  • Thở khò khè, sưng vùng cổ
  • Sổ mũi, ngạt mũi, hắt hơi nhiều, ho, có đờm
  • Xuất hiện hạch quanh cổ, tai
  • Ù tai
  • Chán ăn, sụt cân
  • Đau đầu, đau nửa đầu hay hốc mắt
  • Sốt, phát hỏa cơ thể

Từ những biểu hiện trên, chúng ta không nên chủ quan với bất cứ sự bất thường nào. Thay vào đó là quan sát và nhận biết một cách chính xác càng sớm càng tốt để chọn cách điều trị thích hợp.

các biểu hiện đau vòm họng trên
(Các biểu hiện đau vòm họng trên)

Làm sao để xác định nguyên nhân gây đau họng?

Có câu “đúng bệnh, đúng thuốc” chỉ việc chữa bệnh phải biết rõ nguyên nhân, nguồn gốc phát sinh thì mới nhanh chữa khỏi. Huống chi có quá nhiều nguyên nhân dẫn tới căn bệnh này mà chúng ta chưa biết. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến để các bạn tham khảo đối chiếu với tình trạng của mình:

Do dị ứng dẫn tới đau họng, đó là khi tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như mẫn cảm với các thành phần của loại thuốc nào đó, dị ứng lông động vật, dị ứng hóa chất, hương liệu, mỹ phẩm, hút thuốc lá, ăn thức ăn có chất gây kích ứng niêm mạc họng, vòm họng…

Nhiễm trùng bởi các loại vi khuẩn, nấm thông qua đường ăn uống, hít thở, tuyến nước bọt… Biểu hiện nhiễm trùng thường để lại các vết đỏ, loang hay trắng…

Đau vòm họng trên do ảnh hưởng của viêm Amidan, viêm họng cấp, viêm họng mãn tính, viêm xoang, viêm họng hạt… Nếu là do nguyên nhân này thì bệnh nhân thường sẽ tái phát lặp lại nhiều lần gây khó chịu, sụt cân, đau đớn.

Khi cảm lạnh, hệ miễn dịch suy giảm, một số vi rút đã nhiễm trước đó có thời cơ để phát triển, biểu hiện ra bên ngoài thông qua đau họng, sốt, ngạt mũi, sưng viêm,…

Trào ngược dạ dày là nguyên nhân thường gặp khiến cho axit trong dạ dày tràn lên phía cổ họng, làm tổn thương vòm họng, gây ra cảm giác đau rát, nóng, khó chịu.

Các khối u hoặc ung thư vòm họng cũng có thể gây ra những biểu hiện tương tự như trên. Kèm thêm thường là ho, sốt, đờm, nổi hạch, chán ăn…

nguyên nhân đau vòm họng trên
(Các nguyên nhân gây đau vòm họng trên)

Gợi ý 3 biện pháp phòng và điều trị tại nhà

Trên thực tế, không dễ để chuẩn đoán chính xác bệnh của mình nếu không có chuyên môn hay kinh nghiệm. Tuy nhiên khi đã biết chắc tình trạng của mình thì chúng ta cũng có thể áp dụng một số cách phòng và điều trị hiệu quả ngay tại nhà.

Vệ sinh khoang miệng, cổ họng mỗi ngày

Đơn giản và dễ áp dụng nhất là đánh răng và súc miệng sau khi ăn. Sử dụng thêm một số nước súc miệng chuyên dụng, nước muối sinh lý… để gạt sạch vi khuẩn trong khoang miệng.

Áp dụng một số bài thuốc thiên nhiên vừa vệ sinh vừa hỗ trợ điều trị như: mật ong chưng quất, nước chanh mật ong, chanh muối…

Sinh hoạt kết hợp với ăn uống và luyện tập sức khỏe lành mạnh

Ăn uống khoa học kết hợp với luyện tập thể thao giúp tăng đề kháng, bồi đắp sức mạnh hô hấp mỗi ngày, giúp cơ thể chống lại các vi rút, vi khuẩn, tác nhân gây hại.

Uống đủ nước mỗi ngày cũng rất hiệu quả giúp cổ họng không bị khô rát.

Ăn sữa chua, nước uống chưa men tiêu hóa được chứng minh giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn, giảm các triệu chứng trào ngược, viêm dạ dày.

Hạn chế ăn các loại thức ăn, trái cây chứa nhiều chất chua, cay, hoặc quá ngọt.

điều trị đau vòm họng trên bằng nước muối sinh lý
(Dùng nước muối sinh lý để điều trị đau vòm họng)

Sử dụng một số loại thuốc điều trị lành tính, giảm triệu trứng thông thường

Việc này mặc dù có tác dụng hiệu quả trong một số trường hợp như cảm cúm thông thường, cảm lạnh, trào ngược dạ dày nhẹ, do ăn đồ cay nóng… song cần thật sự thận trọng khi tự ý dùng thuốc điều trị.

Trong nhiều trường hợp đau vòm họng trên có thể tự khỏi sau khi thực hiện các biện pháp vệ sinh đúng cách và sinh hoạt khoa học.

Lời khuyên dành cho những ai đang gặp loại bệnh này mà chưa biết làm thế nào thì tốt nhất hãy ra ngay phòng khám để được tư vấn.

Tham khảo một số loại thuốc xịt họng chứa 100% thành phần dược liệu tự nhiên như:

Cần gặp ngay bác sĩ khi có các biểu hiện nào?

Thực chất thì chúng ta nên gặp ngay bác sĩ bất cứ khi nào thấy có triệu chứng bất thường về cơ thể của mình. Khi cuộc sống quá bận rộn khiến chúng ta chủ quan với sức khỏe, ngại việc ra phòng khám, sợ mất nhiều thời gian thì cũng có rất nhiều trường hợp đáng tiếc xảy ra vì đã không sớm tìm ra bệnh.

Bệnh viện, phòng khám và bác sĩ sẽ có các thiết bị, phương pháp chuyên môn để xét nghiệm, chuẩn đoán, đồng thời tư vấn điều trị hiệu quả nhất. Các trường hợp cần phải đến bác sĩ ngay:

  • Tình trạng viêm đau dai dẳng, kéo dài, tự điều trị mãi không thuyên giảm. Tốt nhất là sau 1 tuần – 10 ngày theo dõi mà không tiến triển thì phải đến bệnh viện ngay
  • Các biểu hiện ngày càng trở nên nghiêm trọng như: nổi mụn trong vòm họng, viêm loét, chảy máu, bong tróc, nóng rát, khó nuốt, chán ăn, sốt…
  • Buồn nôn, chán ăn, mệt lả, sút cân và xanh xao
  • Nổi hạnh khu vực quanh cổ, tai, má, ù tai, đau mũi, ngạt mũi, khó thở…
  • Một số người mất ngủ, đau nửa đầu, hốc mắt một cách bất thường
đau vòm họng trên cân fgawjp bác sĩ
(Gặp bác sĩ để thăm khám)

Rất nhiều loại bệnh không biểu hiện triệu trứng một cách rõ rệt cho tới khi tình trạng cơ thể trở nên tồi tệ. Ung thư vòm họng cũng là một ví dụ cho việc này. Vậy nên hãy thật yêu thương và nâng niu sức khỏe của mình, dù đó là bộ phận nào trên cơ thể.

Lời kết

Với những thông tin về tình trạng đau vòm họng trên mà chúng tôi vừa mới gửi tới các bạn, tin rằng các bạn đã trang bị cho mình phần nào kiến thức hữu ích cho công cuộc bảo vệ cơ thể quý giá của mình. Nếu muốn biết thêm nhiều về chăm sóc sức khỏe chủ động, hãy phản hồi về chúng tôi nhé. Chúng tôi luôn sẵn lòng. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh và vui vẻ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

google map Chat Messenger Chat Zalo