Cảm lạnh thông thường là một bệnh nhiễm vi-rút ảnh hưởng đến mũi và cổ họng. Tin xấu là phải mất một thời gian tương đối dài mới có thể khỏi bệnh hoàn toàn, nhưng tin tốt là việc điều trị tương đối đơn giản, chỉ cần sử dụng thuốc giảm bớt các triệu chứng như nghẹt mũi hoặc đau họng. Vậy cảm lạnh uống thuốc gì?
Vào thời điểm giao mùa, con người dễ mắc các bệnh về đường hô hấp như: cảm cúm, cảm lạnh, xoang,… Chúng gây nhiều cảm giác khó chịu, sự bất tiện trong cuộc sống người bệnh. Đòi hỏi sự tra cứu thông tin, phân biệt đúng triệu chứng để dùng đúng thuốc trị bệnh. Đáp ứng nhu cầu đó, bài viết sau sẽ giúp bạn biết cảm lạnh uống thuốc gì? Và các lưu ý cần nhớ khi sử dụng thuốc.
Có những nguyên nhân gây ra cảm lạnh nào?
Cảm lạnh là bệnh lý vô cùng phổ biến. Trong đó nhóm đối tượng chính dễ mắc bệnh nhất là: trẻ em, người lớn tuổi, phụ nữ mang thai, người có hệ miễn dịch suy yếu. Trẻ em dưới 6 tuổi có thời gian bệnh lâu hơn so với người lớn. Ngược lại người trưởng thành thường mắc bệnh cảm lạnh từ 2 đến 3 lần / năm.
Sau khoảng từ 2-3 ngày ủ bệnh, các biểu hiện bệnh sẽ biểu hiện ra bên ngoài: nghẹt mũi, khó thở, đau họng, sốt nhẹ,… Chúng gần giống với bệnh cúm mùa, nhưng có mức độ bệnh nhẹ hơn. Cảm lạnh thường sẽ hết trong một vài ngày, nhưng bạn không nên chủ quan vì nhiều thực tế cho thấy việc không điều trị kịp thời khiến các biến chứng bệnh trở nặng hơn.
Nguyên nhân gây ra bệnh cảm lạnh là do bị nhiễm khuẩn virus. Có đến 200 loại virus gây cảm lạnh, đa số là do virus Rhinovirus (RVS) gây ra. Loại virus này cũng là tác nhân gây ra những đợt hen suyễn, nhiễm trùng.
Cảm lạnh có thể lây qua đường hô hấp: tiếp xúc bằng tay, mắt, mũi, sử dụng chung vật dụng có chứa virus nhiễm bệnh,…Ngoài ra, các nguyên do về tuổi tác, môi trường sống, hệ thống miễn dịch, thời tiết, nơi sống,.. cũng có thể là nguyên nhân khiến bạn bị cảm lạnh. Nếu tiếp xúcvới môi trường dễ sinh bệnh, hệ thống miễn dịch có thể suy yếu, lâu ngày sinh bệnh và ngày càng nghiêm trọng hơn theo thời gian.
Cảm lạnh uống thuốc gì?
Cảm lạnh không phải là bệnh lý nguy hiểm, các phương pháp điều trị cũng khá đơn giản. Để nhanh chóng hết bệnh, bạn nên theo sát tiến trình bệnh và sử dụng các loại thuốc thông dụng, như:
Cảm lạnh uống thuốc gì để giảm đau và hạ sốt?
Thuốc giảm đau, hạ sốt thường chứa các thành phần Paracetamol (Acetaminophen) hoặc Ibuprofen. Nhiều loại thuốc hạ sốt thông dụng mang lại hiểu quả cao được nhiều bác sĩ khuyên dùng: Tylenol (acetaminophen) là một trong số đó. Với chất lượng uy tín, thành phần an toàn cho cả trẻ em, đây sẽ là gợi ý tuyệt vời cho sự lựa chọn của bạn. (Tham khảo mua hàng tại giatot24h.vn)
Link mua hàng:
Ngoài ra, bạn có thể kết hợp với việc xông tinh dầu, xông lá thuốc,…để hết bệnh nhanh hơn. Lưu ý rằng phải sử dụng một cách khoa học, các phương pháp xông phải được bác sĩ cho phép và an toàn.
Cảm lạnh uống thuốc gì để trị nghẹt mũi?
Thuốc thông mũi tạo cảm giác thoải mái, dễ thở tức thời cho người bệnh. Dạng xịt thường chứa hoạt chất chính là xylometazolin và naphazolin, dạng viên uống hoặc siro chứa phenylephrine hoặc pseudoephedrine.
Thuốc cũng có tác dụng phụ, như: mất ngủ, đau đầu, buồn ngủ,…Không nên xịt/ nhỏ thuốc liên tục trong nhiều ngày liền bởi nó gây viêm mũi mãn tính, chảy máu mũi,…Và tuyệt đối không sử dụng hai loại trong cùng một thời điểm.
Link mua sản phẩm:
Cảm lạnh uống thuốc gì để trị ho?
Bệnh cảm lạnh dễ làm người bệnh xảy ra tình trạng: ho khan, ho có đờm. Tùy vào từng loại bệnh, người bệnh mua thuốc sao cho đúng. Các thành phần thuốc trị ho khan, chứa: hoạt chất dextromethorphan. Trị ho có đờm lưu ý chọn thuốc chứa hoạt chất như guaifenesin, acetylcystein,..
Một số sản phẩm đặc trị ho cho trẻ em sau:
Các chú ý cần nhớ khi bị cảm lạnh
Nếu chỉ có các biểu hiện bệnh cơ bản và không bị nhiễm khuẩn, đừng tự ý dùng thuốc kháng sinh. Bởi nó không có tác dụng trị cảm lạnh. Sử dụng thuốc kháng sinh không đúng cách sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ: vi khuẩn kháng lại thuốc, gây nhiễm khuẩn nghiêm trọng.
Chăm sóc bản thân thật tốt. Uống nhiều nước ấm, rửa tay sạch với nước hoặc xà phòng, vệ sinh mũi sạch sẽ, súc miệng hằng ngày, dọn dẹp thường xuyên môi trường sống,.. Không dùng các đồ uống nhiều cồn, cà phê, đồ ăn cay, nóng,..
Tránh tiếp xúc với môi trường nhiều khói bụi, vi khuẩn,…khiến tình trạng bệnh cảm lạnh nặng hơn. Cảm lạnh là bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp, hãy nhớ bạn cần giữ khoảng cách an toàn với người đối diện.
Điều quan trọng nhất: sử dụng đúng thuốc, đúng tình trạng bệnh. Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng, thành phần để xem bản thân có bị dị ứng với thành phần nào không. Không sử dụng quá liều, ngắt quãng,..dễ dẫn đến việc cơ thể “ nhờn thuốc”, tỷ lệ tái phát bệnh cao. Nếu sốt quá cao, hãy liên hệ và đến ngay các trung tâm ý tế để được thăm khám.
Kết luận
Với những chia sẻ trên, hy vọng bạn đã lựa chọn được thuốc trị cảm lạnh phù hợp với mình. Đồng thời hiểu khi bị cảm lạnh uống thuốc gì? Và các lưu ý cần nhớ khi sử dụng thuốc. Có cho mình những phương pháp trị bệnh và các cách tăng cường sức đề kháng hiệu quả phòng tránh bệnh cảm lạnh, bài học kinh nghiệm riêng.